Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại trực tiếp với nông dân Việt Nam năm 2023
Chiều 30/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023 với chủ đề: “Nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững”. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố. Tại điểm cầu thành phố Hồ Chí Minh có sự tham dự đồng chí Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy; đồng chí Nguyễn Thanh Xuân, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hồ Chí Minh.
hát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã nhận định đánh giá kết quả sau hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tọa điều kiện, nguồn lực, môi trường thuận lợi, khuyến khích đầu tư, hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh, phục hồi và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Tại hội nghị hôm nay, các đại biểu đặc các vấn đề liên quan về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; về tích tụ ruộng đất; lao động, việc làm, chính sách, thị trường, cung ứng,…
Trên cơ sở đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, Hội Nông dân Việt Nam tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp sau: (1) Nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và vị thế chính trị của nông dân Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế; nâng cao ý chí quyết tâm, không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu, ý chí tự lực, tự cường, thực hiện khát vọng làm giàu góp phần phát triển nền nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh, bền vững và nông dân thật sự có đời sống ấm no, hạnh phúc. Làm mới những động lực cũ và bổ sung thêm các động lực phát triển mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức. (2) Nâng cao nhận thức của nông dân về phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn, nông nghiệp thông minh, sạch và an toàn, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, tích cực hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, tận dụng mọi cơ hội, biến nguy thành cơ và không để ai bị bỏ lại phía sau. (3) Nhận thức đầy đủ vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. (4) Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân, lao động nông thôn và hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. (5) Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. (6) Chủ động hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh đối ngoại nhân dân. (7) Tập trung triển khai nguồn lực, nhân lực để thực hiện tốt các đề án, chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng đến các chương trình, đề án về giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu. (8) Tập trung triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp.
Thế Dương