- Knowledge is power
- The Future Of Possible
- Hibs and Ross County fans on final
- Tip of the day: That man again
- Hibs and Ross County fans on final
- Spieth in danger of missing cut
Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn chủ động và tích cực phối hợp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ cho hội viên nông dân. Các hoạt động này đã giúp hội viên, nông dân có điều kiện để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Vũ Thanh Hưng cho biết: Xuân Thới Sơn xã Nông nghiệp có diện tích tự nhiên là 1.502,04ha. Trong đó đất nông nghiệp 869,63 ha chiếm tỷ lệ 57,89%. Hội Nông dân xã có 06 chi hội ở 6 ấp, 28 tổ hội, trong đó 26 tổ hội ở địa bàn dân cư với 561 hội viên nông dân. Có 148 hộ sản xuất, kinh doanh về nông nghiệp, tính đến nay tỷ lệ hộ Nông nghiệp có hội viên đạt hơn 100%, xây dưng lực lượng nồng cốt 289/561 đạt tỷ lệ 51,51% trong đó, Hội viên nồng cốt phong trào 232/289 đạt 80,27%, nồng cốt cốt cán 60/289, đạt 20,76%, 02 hội viên nồng cốt chính trị và có 01 hội viên danh dự. Hiện Hội Nông dân xã quản lý 4 Câu lạc bộ; 01 CLB Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi – 29 thành viên, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường – 20 thành viên và 01 CLB nông dân ấp 2 với “An toàn giao thông” – 20 thành viên, 1 CLB “nông dân với an toàn giao thông” – 50 thành viên và có 6 Tổ hợp tác (THT) Chăn nuôi bò sữa -19 thành viên; sản xuất và dịch vụ hoa lan – 11 thành viên; sản xuất và tiêu thụ rau củ quả – 12 thành viên; sản xuất và tiêu thụ rau ăn lá – 10 thành viên; THT đang giỏ trạc – 12 thành viên; nuôi bò thịt – 11 thành viên và 01 HTX thương mại – dịch vụ – sản xuất nông nghiệp – 20 thành viên và củng cố lực lượng nồng cốt phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Hội Nông dân rất quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tích cực tuyên truyền, vận động, tư vấn cho hội viên, nông dân đăng ký các lớp học nghề theo chương trình đào tạo nghề ngắn hạn Tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi hội và tổ nhân dân có 86 cuộc với 3.279 lượt hội viên nông dân và hộ dân tham gia. Bên cạnh đó, thường xuyên thông trên hệ thống phát thanh của xã, dán thông báo đào tạo nghề tại bản tin của xã và bản tin 6 ấp. Từ năm 2017 đến nay, Hội Nông dân xã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân thành phố, Trạm khuyến nông huyện, Trung tâm dạy nghề Nông nghiệp Công nghệ cao các lớp nghề Kỹ thuật: Phòng và trị bệnh trên bò – bò sữa; cắt tỉa và tạo dáng Bonsai; Thiết kế sân vườn”; Trồng và chăm sóc hoa mai”; Chăn nuôi bò – bò sữa; trồng rau theo quy trình VietGap; trồng và chăm sóc phong lan nâng cao; trồng rau mầm. Hội tổ chức 15 lớp, với 525 học viên đều đạt yêu cầu và được cấp giấy chứng chỉ. Trong đó, 410 người sau khi học có việc làm ổn định. Ngoài ra, còn phối hợp Ban ngành, đoàn thể xã giới thiệu 307 lao động học các nghề khác như: Học may, láy xe ô tô, nấu ăn, trang điểm, thu hút hàng trăm học viên tham gia. Hội chủ động phối hợp Chi cục phát triển Nông thôn, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp Thành phố, Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố, Ban quản lý dự án LIFSAP Thành phố, Trạm khuyến nông, Trạm BVTV, Trạm thú y, Phòng kinh tế huyện và Hội Nông dân huyện tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học Kỹ thuật cho cán bộ, hội viên nông dân, nhằm giúp cho bà con nông dân có những kinh nghiệm hơn trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, Hội còn hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật. Phối hợp với Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp với các lớp Kỹ thuật: Trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP; chăn nuôi bò thịt theo giống ngoại, trồng lan; Phương pháp sử dụng phân bón và phòng trị bệnh trên cây phong lan; Phương pháp sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên hoa phong lan; trồng rau hữu cơ, trồng nấm bào ngư, linh chi… đồng thời, vận dụng các chính sách mới trong nông nghiệp, hỗ trợ nông dân Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoa, cây kiểng và tìm hiểu nhu cầu thị trường đối với sản phẩm VietGAP; Tạo hình ảnh cho hoạt động quảng bá sản phẩm nông nghiệp; Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Hội thảo đầu bờ về giống mới, phân hoá học mới trong trồng rau củ quả… Đến nay, Hội Nông dân xã xây dựng được 6 điểm tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Có thể khẳng định, từ các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, các chương trình phối hợp và tập huấn về khoa học kỹ thuật, học tập các mô hình, dự án… đã tác động tích cực giúp hội viên nông dân chuyển biến nhận thức, khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Đây thật sự là hướng đi đúng của hội, là những việc làm thiết thực để thu hút và tập hợp nông dân vào hội.
Kim Hân