Hỗ trợ ngày một nhiều hơn, tốt hơn cho hội viên nông dân
Mỗi người một ý tưởng và có cách làm riêng, nhưng những Hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi vẫn giống nhau ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu cho xã hội làm giàu trong hội viên, nông dân của thành phố Hồ Chí Minh, cũng như Hội Nông dân thành phố luôn trăn trở, suy nghĩ có cách làm thu hút được bà con nông dân đến với Hội, để hỗ trợ ngày một nhiều hơn, tốt hơn cho hội viên nông dân.
Hội Nông dân thành phố Hồ Chí Minh, toàn thành hiện có 57.799 hội viên, nông dân (thống kê số liệu năm 2021), trong đó có 8.338 hội viên sinh hoạt tại 630 chi, tổ hội nghề nghiệp. Nhiều năm qua, hội viên, nông dân đã hưởng ứng tích cực, nhiệt tình phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững bằng nhiều việc làm thiết thực như: thi đua phát triển sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, giúp đỡ nhau làm ăn kinh tế…Vì vậy, số hộ sản xuất kinh doanh giỏi ngày càng nâng lên. Đến nay, toàn thành phố có 13.249 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp tăng 446 hộ so với năm 2020 trong đó cấp Trung ương 69, cấp thành phố 479, cấp huyện 1.509, cấp cơ sở 11.181. Điểm qua các gương nông dân nổi bật:
1. Với 26 năm tham gia công tác Hội là chừng đó thời gian hội viên Huỳnh Đoàn Thông, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi đứng vào hàng ngũ Đảng, anh nỗ lực phấn đấu 12 năm sau thì thành lập được công ty TNHH Nông nghiệp Chánh Phong, có duyên làm cầu nối giải quyết công ăn việc làm cho 60 hội viên, bà con nông dân tại địa phương. Anh là nông dân điển hình có ý chí dám nghĩ, dám làm vì sự phát triển nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mạnh dạn đưa các giống mới, đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, từ năm 2004 đến 2018 có 02 sáng kiến nghiên cứu thành công là bất dục tế bào chất trong sản xuất hạt giống ớt F1. Kết quả cho ra sản phẩm hạt giống ớt hiểm số 01, 131 được đông đảo bà con nông dân trong và ngoài nước tin dùng và ưa chuộng. Chất lượng sản phẩm đã đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khen của ViêtGAP, Global GAP xuất khẩu sang các nước Châu âu, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và ở các tỉnh Đắc Lắc, Nghệ An, Lạng Sơn, hải Phòng, Quảng Ngãi, Tiền Giang…và nghiên cứu lai tạo thành công giống dưa lưới F1TL3 phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đáp ứng được nhu cầu thị trường như độ ngọt cao, màu sắc và vân lưới đẹp. Cây có sức sống khoẻ, dễ canh tác, kháng sâu bệnh tốt giúp người nông dân có thu nhập cao…
2. Gần đây, bà Trần Thị Ngọc Thảo Phó Chủ nhiệm Câu lạc Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi xã Đa Phước huyện Bình Chánh nổi tiếng với cây lan dendrobium từ diện tích ban đầu là 2.000m2 lên 12.000m2; theo bà thực hiện vệ sinh an toàn lao động, sản xuất nông nghiệp sạch gắn với bảo vệ môi trường nông thôn, bảo vệ sức khỏe con người tiêu chí hàng đầu. Vì thế năm 2018, Vườn lan dendrobium được công nhận là Vườn sinh thái đẹp cấp Thành phố, Vườn mẫu Nông thôn mới do Sở Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, bà đi đầu trong hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc hoa lan cho khoảng 14 nhà vườn tại huyện Bình Chánh, như vườn lan hộ Nguyễn Phi Bằng; vườn lan hộ anh Trương Văn Khánh Hùng; vườn lan hộ Lê Thị Đức; vườn lan hộ Phạm Hoàng Tuấn để giúp nhau cùng làm giàu …và tích cực ủng hộ kinh phí như mua máy xới mini, bò giống, đất sạch, hỗ trợ vốn không lãi cho hộ hội viên nghèo, khó khăn của xã. Hàng năm, được Chi hội đánh giá, phân loại hội viên nông dân xuất sắc.
3. Thời gian trước, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi Nguyễn Tấn Phong là nông dân trồng lúa nước. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới được sự vận động của Ủy ban nhân dân, Hội Nông dân xã Bình Lợi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao theo mô hình nông nghiệp đô thị, ông đã mạnh dạng chuyển đổi từ ruộng lúa sang đầu tư nuôi cá kiểng cá chép Koi, cá chép Nhật và cá chép Nam Dương. Ông là tổ trưởng tổ hợp tác cá cảnh Bình Lợi, tích cực trong việc chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, thức ăn bao tiêu đầu ra nuôi cá kiểng cho 09 hộ nuôi cá cảnh trong đó có 35 thành viên là hội viên, nông dân, hỗ trợ cho 29 hộ nghèo về vốn muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang nuôi cá kiểng. Trong đó giúp 05 hộ vượt khó thoát nghèo bền vững như hộ Cao Thị Thu Hà; hộ Võ Văn Công; hộ Bùi Thị Mỹ Dung; hộ Nguyễn Văn Lợi; hộ Nguyễn Ấn Linh. Trong mùa dịch để đảm bảo hội viên nông dân, bà con yên tâm thực hiện “ai ở đâu ở yên đó” hỗ trợ tổ phụ giúp vận chuyển bằng xe tải, xe máy 500 lít xăng, để trao tặng hoàn toàn miễn phí thức ăn chăn nuôi tới tận nhà gồm 5 tấn cám cá và gia súc… ông là hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giúp nhau giữa tình cảnh khó khăn nhất.
4. Ông Trịnh Minh Tân, người hội viên lai tạo và ghép thành công cây cam vàng từ 3 giống, gốc cây là cây bưởi, phần thân giữa là cam đường Canh, trên cùng là giống cam Đài Loan. Tạo ra trái chín vàng rất đẹp, nhiều nước, thơm và ngọt thu hút nhiều người từ các tỉnh lân cận đến tham quan. Là Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm CLB Nông sản hoa cảnh xã Hội Nông dân xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi từ năm 2000 đến nay. Được tham gia nhiều chuyến đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm hoa kiểng theo đề án tổ chức đưa nông dân đi học tập nước ngoài do Hội Nông dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ở các nước: Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan. Ông dành nhiều thời gian dạy miễn phí nghề bonsai cho nông dân địa phương. Trung bình mỗi năm mở hai lớp, mỗi lớp có từ 15 đến 20 nông dân theo học, sau khi kết thúc lớp, học viên được hỗ trợ cây giống, Hiện nay, các học viên như ông Nguyễn Văn Ninh, xã An Phú, ông Đỗ Văn Đức, xã Phú Hòa Đông, Ông Bùi Văn Hùng, xã An Nhơn Tây đã có vườn bonsai cây kiểng đang rất thành công. Tích cực tham gia đóng góp trong chương trình Tết Nghĩa tình do HộiNnông dân Thành phố Hồ Chí Minh phát động hằng nằm với số tiền 30 triệu đồng, ủng hộ xã tổ chức chợ phiên nông sản để giới thiệu nông sản của địa phương đến với người tiêu dùng để thực hiện chăm lo hộ nghèo.
5. Cách đây 7 năm hội viên nông dân Phạm Thành Lộc chỉ mới nghiên cứu thiết bị và công nghệ trồng rau khí canh trụ đứng, nay ông thành công với chiếc máy trồng rau Ero-farm, được bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích và đã có lượng khách hàng ổn định, với khoảng một ngàn khách trên toàn quốc. Máy trồng rau Ero–farm có ưu điểm siêu gọn nhẹ, phù hợp với không gian nhỏ hẹp của ban công, có thể lắp đặt bất cứ nơi đâu như vách tường, trên lan can, tường rào. Được thiết kế liên hoàn với 156 chỗ trồng (diện tích 4 m2) với nhiều loại rau ăn lá, ăn trái, rau mùi… Đến nay ông còn nghiên cứu phát triển thêm công nghệ nano tinh dầu, nano nghệ, tinh dầu xua muỗi Odora từng bước áp dụng tham gia vào bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch. Ông là nông dân đứng đầu trong khởi nghiệp đã thành lập nhóm khởi nghiệp về công nghệ trồng rau khí canh trụ đứng, vận động 04 thành viên Dương Võ Minh Mẫn, Trần Thái An, Trần Ngọc Diễm và Phạm Thành Lộc, ông được hỗ trợ nguồn tài chính 200 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và 1,2 tỷ đồng từ chương trình Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
6. Ông Nguyễn Văn Trãi là hội viên nông dân từ 2 bàn tay trắng sau 20 khởi nghiệp đến nay có đến 30ha trồng rau ăn quả như bầu, bí, dưa leo, cà, khổ qua, mướp… tạo việc làm thường xuyên cho hơn 80 lao động đa số tại địa phương, phần nhỏ còn lại từ các tỉnh thành lên thành phố lập nghiệp đặc biệt nổi trội có các lao động là hộ dân tộc Khơ me, như hộ Bà Trần Thị Thon; hộ anh Tăng Thương …02 hộ gia đình có 08 người là các hộ từ nghèo khó không việc làm, không nơi ở, hiện nay có việc làm và an cư lập nghiệp tại đây.. ông cũng là gương tiêu biểu vận động chung sức xây dựng nông thôn mới như vận động hiến đất 2.000 m2 mở rộng đường ấp ngã tư, đường ấp bàu tròn của xã, đóng góp kinh phí làm đường 10 triệu ….
7. Ông Nguyễn Văn Phương, với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGap (Lót bạt đáy); được Hội Nông dân giới thiệu vay vốn tín dụng thông qua các chính cách hỗ trợ lãi vay nay là Quyết định 655 của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Ông tham gia hiến đất nâng cấp mở rộng đường Rạch Già với diện tích 200 đến hơn 500m đất góp phần cùng địa phương thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hiệp Phước, đi đầu đóng góp các quỹ từ thiện của địa phương, các cuộc vận động quyên góp, ủng hộ như quỹ vì người nghèo, quỹ “vì biển đảo quê hương – vì tuyến đầu tổ quốc”, quỹ “đề ơn đáp nghĩa”… hỗ trợ 02 hộ đã ổn định và thoát nghèo theo tiêu chí của thành phố, huyện trong năm 2020, điển hình như hộ ông Lê Thành Nam địa chỉ 245/11 ấp 3, Võ Văn Bén ấp 2 xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè đã có cuộc sống ổn định và 02 hộ này từng bước tham gia hoạt động phong trào Hội, góp phần không nhỏ công tác giải quyết việc làm thêm cho địa phương….
Phong trào còn góp phần khơi dậy mối đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong mỗi hội viên, nông dân. Theo đó, Hội Nông dân thành phố đã phát động mỗi hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tự nguyện giúp đỡ nông dân khá giúp nông dân khó để giúp họ vươn lên thoát nghèo. Với sự giúp đỡ cây con giống, kinh nghiệm sản xuất, công lao động… nhiều hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn đã được giúp đỡ, mở ra cơ hội để mỗi người phấn đấu vượt khó vươn lên.
Từ phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững của Hội Nông dân thành phố đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trên, từ một hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhưng với quyết tâm đã góp phần tích cực vào công cuộc tăng hộ khá, giảm hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân trên địa bàn thành phố. Đồng thời các gương đã xứng đáng được Hội Nông dân thành phố Hồ chí Minh đề xuất tặng thưởng khen cấp Nhà nước trong phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017 -2021.
Kim Mai